Kiểm soát không lưu là gì ?
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kiểm soát không lưu là gì ?
Khi sử dụng dịch vụ hàng không, hành khách luôn muốn có một chuyến bay an toàn. Để được như vậy, chuyến bay phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều bộ phận, nhất là sự hỗ trợ từ bộ phận dịch vụ mặt đất. Một trong những bộ phận giữ một vai trò chủ đạo trong cả tuyến đường bay của bạn là Bộ phận Kiểm Soát Không Lưu.
Kiểm Soát Không Lưu – Bộ phận chủ đạo
Hệ thống Kiểm Soát Không Lưu (gọi vắn tắt là Kiểm Soát Không Lưu) có nhiệm vụ gửi hướng dẫn đến các tàu bay đang hoạt động nhằm tránh các va chạm trên đường bay. Nói một cách khác, việc phụ trách máy bay từ lúc cất cánh đến lúc hạ cánh thuộc trách nhiệm của bộ phận này. Hệ thống Kiểm Soát Không Lưu được phân chia thành ba khu vực kiểm soát chính bao gồm: Đài Kiểm Soát Không Lưu, Cơ Quan Kiểm Soát Tiếp Cận, Trung Tâm Kiểm Soát Đường Dài với công việc luân phiên nhau. Mỗi bộ phận trong một hệ thống lớn này đều nắm giữ những vai trò quan trọng. Trên hết là sự hỗ trợ mật thiết với nhau trong công việc giữa các bộ phận, sao cho mỗi chuyến máy bay cất cánh và hạ cánh an toàn.
Đài Kiểm Soát Không Lưu
Đài Kiểm Soát Không Lưu ngoài chức năng giữ trọng trách giám sát hoạt động của tất cả tàu bay trong sân bay còn có chức năng giám sát các phương tiện khác trong khu vực lân cận. Khi có máy bay đến, Đài Kiểm Soát Không Lưu sẽ hướng dẫn các phương tiện ấy lưu thông vào bãi đáp. Công việc nghe tưởng như đơn giản nhưng độ khó khá cao. Bởi vì máy bay có cấu tạo với hai cánh dang rộng rất lớn nên nó không di chuyển dễ dàng như các phương tiện khác.
Nếu thử một lần đứng gần khu vực sân bay khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy vô số những chuyến bay hạ cánh và cất cánh. Nhiệm vụ của các nhân viên khâu này là sẽ sắp xếp và tính toán giờ giấc sao cho máy bay luôn có sân và đường băng để máy bay đến và bay đi.
Tại các sân bay lớn và quy mô quốc tế, Đài chỉ huy này được phân chia nhiệm vụ như sau: một đội chỉ huy hạ cất cánh và một đội chỉ huy lăn. Nhiệm vụ của chỉ huy hạ cất cánh là kiểm soát việc hạ cất cánh của máy bay. Nhiệm vụ của chỉ huy lăn là thực hiện các lệnh lăn, cho phép máy bay di chuyển trong đường băng hay trên sân đậu. Với việc sử dụng máy bay như một phương tiện thiết yếu để di chuyển như ngày nay, nếu Đài Kiểm Soát Không Lưu tính toán sai hay xảy ra một sơ suất nhỏ thì chuyến bay bị ngưng trệ, đường băng sẽ bị kẹt, máy bay không hạ cánh được, theo đó, máy bay cũng không có đường băng để lăn cất cánh. Vì thế, các nhân viên trực thuộc khâu này luôn phải làm việc hết mình để những chuyến bay được cất cánh và hạ cánh đúng như thời gian dự tính. Có như vậy, các hãng hàng không sẽ có thể hạn chế tối đa sự trễ nãi gây phiền hà cho hành khách.
Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận
Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vùng trời có giới hạn ngang khoảng 40 dặm, tính từ một điểm được quy định tại sân bay với độ cao 3000 mét, tính từ mặt đất. Bộ phận này có nhiệm vụ liên lạc với tàu bay bằng sóng rađa là chủ yếu. Những nhân viên trong cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận cung cấp các hệ số chỉ dẫn, dẫn dắt máy bay vào hạ cánh hoặc cất cánh an toàn.
Tuy nhiên, cơ quan này được thành lập cho các sân bay lớn có tình hình không lưu phức tạp, máy bay thường xuyên ra vào, sử dụng hệ thống rađa để liên lạc. Đối với các sân bay nhỏ, công việc này lại do đài chỉ huy đảm nhận. Bộ phận này không dùng rađa mà các phương thức cất cánh và hạ cánh được thiết lập sẵn sàng cho việc hạ hay cất cánh.
Cơ quan Kiểm Soát Đường Dài
Thứ ba là Cơ quan Kiểm Soát Đường Dài có trách nhiệm cũng như khối lượng công việc khá “nặng” hơn so với hai cơ quan trên. Bộ phận này phụ trách việc kiểm soát và quản lý vùng trời giữa hai sân bay. Đó là vùng mà họ có trách nhiệm quan sát kỹ khi máy bay đang bay trên mặt đất và ở các vùng biển. Giữa hai sân bay, sẽ có nhiều bộ phận kiểm soát không lưu đường dài trên đường bay. Mỗi bộ phận này quản lý một vùng trời nhỏ trên chặng bay giữa hai sân bay. Làm việc trong các bộ phận này là các Kiểm Soát Viên Không Lưu, Kiểm Soát Viên Tiếp Cận và Kiểm Soát Viên Đường Dài. Trách nhiệm trong mỗi bộ phận đều đòi hỏi hiệu quả cao vì công việc không lưu liên quan đến an toàn của chuyến bay và tất cả hành khách.
Sau đây là quy trình kiểm soát một chuyến bay của trạm kiểm soát không lưu. Máy bay sẽ nhận thông tin về đường bay thích hợp do tháp điều khiển không lưu cung cấp từ sân bay đi. Tiếp đến, máy bay đã cất cánh sẽ chịu sự kiểm soát của bộ phận tiếp cận sân bay. Khi máy bay đạt được độ cao thích hợp, nhiệm vụ sẽ được chuyển cho cơ quan Kiểm Soát Đường Dài. Máy bay sẽ được luân phiên chuyển từ bộ phận điều khiển trên đường bay này sang bộ phận điều khiển trên đường bay khác, tùy theo các không phận khác nhau trên các vùng trời khác nhau của mỗi quốc gia khác nhau. Cứ như vậy cho tới khi máy bay hạ cánh. Quy trình này được theo dõi kĩ và chuyển giao rõ ràng để tránh trường hợp máy bay bị mất liên lạc với mặt đất. Khi vào không phận của một quốc gia khác, máy bay sẽ chịu sự chi phối của cơ quan không lưu quốc gia đó, đảm bảo máy bay đi đến địa điểm trong sự dẫn dắt an toàn.
Nhân viên không lưu – "Tinh anh trong những tinh anh"
Không như các bộ phận nghiệp vụ khác, các nhân viên không lưu được đào tạo chuyên sâu hơn vì tính chất quan trọng trong công việc của họ. Các nhân viên không lưu thường là những người thông minh và nhanh nhạy nhất. Họ luôn biết đưa ra những phương án xử lý tình huống khẩn cấp, nhằm hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất. Có thể nói, nhờ vào những bộ óc thông minh như họ, các sân bay trên thế giới luôn trong một tình trạng trật tự, an toàn. Khi một chuyến bay thành công, những tràng pháo tay hay những lời cám ơn luôn được dành cho phi hành đoàn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính những người Kiểm Soát Không Lưu cũng góp công sức rất nhiều trong mỗi chuyến bay. Bởi bộ phận này không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên hành khách rất ít biết về họ. Chúng ta cũng không nói quá rằng khi gọi họ là “những tinh anh trong những tinh anh” của ngành hàng không.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mọi người hãy hiểu những nhân viên không lưu luôn tận tâm trong công việc của mình để tạo ra những đường bay an toàn nhất cho quý khách. Không quản khó khăn trong công việc, khi có những chuyến bay đêm, họ vẫn thức trắng để điều khiển lộ trình bay nhằm mang lại cho quý khách một chuyến bay an toàn nhất.
Max- First Officer
- Bài viết : 163
Gia nhập : 27/01/2010
Re: Kiểm soát không lưu là gì ?
Ae nhà mình kêu Kiểm soát không lưu nói chung là ATC, nói chung trong 1 số trường hợp ATC không giải quyết được như vụ thả diều ở đà nẵng, nhầm đường băng hoặc để dẫn đến midair cụ thể là vụ saudi 747 vs afghanixtan IL96. Nhưng nói chung, thà có còn hơn không. Bây giờ hệ thiống ATC hiện đại rồi. Khà khà
Carpenters- Captain
- Bài viết : 363
Gia nhập : 22/05/2010
Địa điểm : Long An
Re: Kiểm soát không lưu là gì ?
"Thà có còn hơn không", bạn duyan nói thế này thì đánh giá thấp vai trò của ATC quá
ADucVR- Cadet
- Bài viết : 14
Gia nhập : 25/01/2010
Re: Kiểm soát không lưu là gì ?
duyan2211 đã viết:Ae nhà mình kêu Kiểm soát không lưu nói chung là ATC, nói chung trong 1 số trường hợp ATC không giải quyết được như vụ thả diều ở đà nẵng, nhầm đường băng hoặc để dẫn đến midair cụ thể là vụ saudi 747 vs afghanixtan IL96. Nhưng nói chung, thà có còn hơn không. Bây giờ hệ thiống ATC hiện đại rồi. Khà khà
Chả hiểu em trai suy nghĩ thế nào mà lại đi phát biểu rằng ATC thà có còn hơn không???
Baltalon- First Officer
- Bài viết : 111
Gia nhập : 27/01/2010
Địa điểm : VVTS
Re: Kiểm soát không lưu là gì ?
Hì hì, trong 1 số trường hợp mà thôi mấy anh
Carpenters- Captain
- Bài viết : 363
Gia nhập : 22/05/2010
Địa điểm : Long An
Similar topics
» Hệ Thống Kiểm soát không lưu
» Kiểm Soát Viên Hàng Không
» [FS9] [FS9/FSX] Tất cả paint của máy bay không quân Việt Nam, hàng hiếm khống nơi nào có
» xin hướng dẫn landing khi không có ILS
» Lâu không bay, tự sướng một clip
» Kiểm Soát Viên Hàng Không
» [FS9] [FS9/FSX] Tất cả paint của máy bay không quân Việt Nam, hàng hiếm khống nơi nào có
» xin hướng dẫn landing khi không có ILS
» Lâu không bay, tự sướng một clip
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|